Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Lựa chọn Guitar dựa vào chất liệu gỗ- Guitar Đà Nẵng

Âm thanh và giai điệu của đàn Guitar không những bị ảnh hưởng bởi thiết kế, mà còn ảnh hưởng bởi chất liệu gỗ làm nên từng bộ phận.

Vì âm thanh đàn Guitar được tạo ra khi bạn gảy dây đàn và các dây rung lên. Từng loại gỗ khác nhau sẽ tạo ra rung động theo những cách khác nhau. Đó là lý do tại sao một số cây Guitar có âm thanh sáng hơn hoặc trầm hơn những cây Guitar khác.

1.    Giai điệu của từng loại gỗ trên đàn Guitar

Các loại gỗ hàng đầu được sử dụng để chế tạo đàn guitar thường được gọi là tonewood. Nó hoạt động như ban âm thanh của nhạc cụ. Ngoài các loại gỗ cơ bản, có hai kiểu khác nhau khi thiết kế đàn Guitar là: gỗ ép và gỗ rắn nguyên tấm.

Gỗ ép được tạo thành bởi các vụn gỗ hoặc những lớp gỗ mỏng được ép chặt lại bởi áp suất và keo. Đây là loại gỗ không thể tạo ra âm thanh tốt nhất và chất lượng cao. Đó là lý do tại sao những chiếc đàn Guitar loại này có giá rất rẻ (tầm vài trăm ngàn)

Ngược lại với loại gỗ ép, loại gỗ rắn nguyên miếng lại là loại gỗ “mơ ước” của những cây Guitar. Bởi đây là loại gỗ hàng đầu, tạo ra tiếng vang tốt hơn và rõ ràng hơn, tuy nhiên khối lượng cũng nặng hơn so với đàn Guitar làm bằng gỗ ép. Và tất nhiên, giá thành cũng cao hơn, tùy thuộc từng hãng đàn và nhà cung cấp.

2.    Các loại gỗ làm mặt trên của thùng đàn Guitar (Tonewoods)

Khi nói đến các loại gỗ, một số thợ làm đàn nói rằng: việc lựa chọn gỗ phù hợp cho đầu đàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định các giai điệu tổng thể của một cây đàn Guitar.

Chúng ta hãy xem xét một số các tonewoods phổ biến nhất của đàn Guitar:

·         Sitka Spruce (hình ảnh: Đàn Taylor với mặt làm bằng gỗ Sitka Spruce)

Sitka-spruce-taylor-guitars

Sitka-spruce-taylor-guitars

Sitka Spruce là loại gỗ có xuất xứ từ Alaska và Tây Bắc Canada. Vì độ bền và độ dẻo dai của nó mà nó được sử dụng rất phổ biến để làm đầu đàn. Đặc tính của gỗ Sitka Spruce là rất cứng và nhẹ, chính vì vậy đây cũng là loại gỗ có tốc độ truyền âm thanh, độ vang rất cao. Tuy nhiên, Tonally, Sitka Spruce cũng làm cho người chơi Guitar gặp phải một số khó khăn nhất định: thao tác khi gảy rất khó khăn (người mới chơi không chuyên nghiệp thường sẽ khó kiểm soát tiếng đàn, tiếng đàn phô), nhưng bù lại thì giai điệu rất rõ ràng và đầy đủ. Vì khối lượng gỗ nhẹ hơn, nên Sitka có thể có xu hướng khuếch đại âm treble nhiều hơn.

·         Engelmann Spruce (hình ảnh: Đàn Taylor với mặt đàn bằng EngelMann Spruce)

Hero-woods-top-engelmann-spruce

Hero-woods-top-engelmann-spruce

Engelmann Spruce có xuất xứ từ Bắc Mỹ. So với gỗ Sitka Spruce, Engelmann có màu sắc  nhạt hơn, trọng lượng nặng hơn nên độ cộng hưởng âm thanh và tốc độ truyền âm thanh chậm hơn. Chính vì điều này, Engelmann có âm sắc và giai điệu không được rõ nét (ở khối lượng lớn), nhưng khi được thiết kế ở khối lượng nhẹ hơn, thì giọng điệu sẽ phong phú hơn và rõ ràng hơn so với Sitka Spruce.

·         Western Red Cedar (hình ảnh: Đàn Taylor với mặt đàn được làm bằng Western Red Cedar)

Hero-top-cedar-taylor-guitars

Hero-top-cedar-taylor-guitars

Red Cedar có xuất xứ từ miền Tây Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Màu sắc của cây tuyết tùng (Cedar) đỏ có thể là màu nâu rất nhẹ hoặc màu nâu đỏ. Tuyết tùng đỏ là loại gỗ nhẹ hơn mà không cứng như gỗ của cây vân sam . Thông thường, gỗ của cây tuyết tùng đỏ sẽ nhanh hỏng hơn gỗ của cây vân sam. Tonally, tuyết tùng đỏ  có âm thanh đặc trưng: ấm áp hơn, tông màu tối hơn và phản ứng bass tốt.

·         Redwood

Redwood

Redwood

Redwood là loại gỗ có xuất xứ từ Bắc Mỹ. Âm sắc có nhiều điểm giống như Western Red Cedar nhưng âm thanh có thể tối hơn một chút. Một số người nói rằng đàn Guitar làm từ redwood có âm sắc nét, giai điệu mạnh hơn tuyết tùng.

·         Mahogany (Gỗ gụ)

Các loại gỗ gụ có thể được tìm thấy ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Mahogany được sử dụng để làm đầu đàn , nó cũng có thể được sử dụng để làm lưng và 2 bên của đàn Guitar. Gỗ gụ có trọng lượng nhẹ hơn gỗ hồng mộc, Koa, nhưng âm thanh rất rõ ràng với trebles chuẩn và âm mid rõ. Âm thanh ấm và hợp với nhạc fingerpickers, blues.

·         Koa (Gỗ Keo)

 

Gỗ-keo

Gỗ-keo

 

Koa xuất xứ từ Hawaii, là một loại gỗ rất đẹp. Koa tương tự như gỗ gụ ở âm trebles và tầm trung. Gỗ Koa Hawaii là một trong những loài gỗ có âm sắc được tìm kiếm nhiều nhất. Không chỉ mang những nét hoa văn rất đẹp.

Nhịp điệu và âm sắc rất tuyệt vời, tuy nhiên ở một số thiết kế lại cho âm sắc hơi mỏng. Âm thanh tốt nhất của đàn Guitar làm từ gỗ Koa khi được chơi ở dòng nhạc rock. Gỗ Koa được dùng phổ biến với Guitar ukuleles Hawaii.

3.    Các loại gỗ thiết kế  lưng và 2 bên hông đàn (Back & Sides)

Các topwoods không phải là yếu tố duy nhất góp phần làm nên âm thanh của cây đàn Guitar. Loại gỗ làm lưng và hai bên cũng ảnh hưởng lớn đến âm thanh tổng thể và giai điệu của đàn.

·         Rosewood – đông Ấn Độ

Rosewood

Rosewood

Rosewood Ấn Độ là gỗ Hồng sắc thuộc chi Cẩm Lai. Loại gỗ này có tốc độ truyền âm thanh rất cao, với một loạt các âm bội. Dù Gỗ Hồng Sắc Madagascar có âm sắc đẹp, nhưng hiện chỉ có 2 bộ gỗ có sẵn. Tuy nhiên vì liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, nên loại gỗ này không được khai thác nhiều.

·         Brazil Rosewood

Brazil-rosewood

Brazil-rosewood

Brazil Rosewood là loại gỗ rất dễ so sánh với gỗ Ấn Độ Rosewood  nhưng giá trị cao hơn nhiều so với giá trị của gỗ Ấn Độ Rosewood . Rosewood hay còn gọi là Cẩm Lai, thường dùng để đóng side và fretboard, hiện nay trên thế giới chỉ có 03 loại Cẩm Lai được dân làm đàn ưa chuộng, tốt nhất là Cẩm Lai Brazin (loại này bây giờ bị cấm khai thác rồi, giá rất đắt ), phổ biến hiện nay là Cẩm Lai Ấn Độ, giá cũng rất đắt, sau cùng là Cẩm Lai Malaysia.

Trước Thế chiến II, rất nhiều đàn Guitar đã được làm từ gỗ Cẩm Lai Brazil , nhưng dần dần loại gỗ này cũng ít đi và rơi vào nguy cơ cạn kiệt,  do đó nó rất hiếm và rất đắt tiền. Tonally, có nhiều đặc điểm tương tự như Cẩm Lai Ấn Độ .

·         Gỗ gụ (Mahogany) và Koa

Bodyback

Bodyback

Như đã đề cập ở trên, gỗ gụ và Koa không chỉ là một topwood nhưng cũng được sử dụng cho bộ phận lưng và hai bên đàn. Chúng có tốc độ truyền âm rất cao nhưng nói chung, thiếu ở tần số thấp và thiều tự nhiên, âm treble và bass khá chuẩn.

·         Maple (Gỗ Thích)

Mặc dù Gỗ Thích có thể thường được làm cho các đàn Violin, nhưng những tính chất của nó cũng tạo ra những âm sắc rất tốt cho đàn Guitar. Gỗ thích có trọng lượng nhẹ và nó phát ra âm thanh rất trong trẻo, tươi sáng và có thể nghe phân biệt riêng từng nốt một. Maple có mức độ truyền âm thanh thấp nhưng âm sắc rất rõ ràng.

4.    Loại gỗ làm cần đàn

Cần đàn (neck) được làm bằng gỗ,thường là gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc Cẩm Lai (rosewood). Trong đó gỗ gụ và gỗ thích làm âm thanh tổng thể của cây đàn ấm hơn, cần đàn Guitar làm từ gỗ Cẩm Lai  thì âm thanh tầm trung dày hơn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ ĐÀ NẴNG

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 0913 150 242 – 09 87 87 0217

WEB: http://hocguitar.net.vn/

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Cách thức tự học đàn- Guitar Đà Nẵng
5 lời khuyên của tác giả Lê Thu, dịch giả của quyển Carruli – Methode de Guitare dành cho người…
Nữ có học Guitar được không- Guitar Đà Nẵng
Âm nhạc không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác, vì vậy các bạn nữ đừng loại bỏ bộ…
Sự khác biệt giữa Tự học và học Trung tâm- Guitar Đà Nẵng
Những âm thanh của cây đàn Guitar làm bạn mê mẩn chúng, điều đó đã thúc đẩy nghị lực theo…
Học về Hợp âm- Guitar Đà Nẵng
HỢP ÂM Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc…
Hướng dẫn tìm hợp âm bài hát- Guitar Đà Nẵng
Thực ra vấn đề tìm “gam” cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói…
Phân biệt Guitar Acoustic&Classic- Guitar Đà Nẵng
Làm sao phân biệt giữa guitar classic và acoustic, đây có lẽ là câu hỏi khá nhiều với các bạn…